19 Tháng Tư 2024       Đăng Nhập 

 DANH MỤC SẢN PHẨM        
 GIỚI THIỆU        
Nhà máy phân bón Đại Nông, tọa lạc tại ấp Thuận Hòa, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, trực thuộc Công ty TNHH Thanh Xuân, 110 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang được thành lập năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ vi sinh,phân bón lá, hữu cơ khoáng, khai thác tận thu than bùn, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật… 
Xem tiếp >>

 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM        
 LƯỢT TRUY CẬP        
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 200
Số thành viên Ngày hôm qua: 272
Tổng Tổng: 1017434
 Kiến thức nhà nông        

Chú ý điều gì khi bón phân cho cây cảnh trong nhà?
17 Tháng Sáu 2021 :: 4:53 CH :: 1217 Views

Phân bón là một loại thức ăn của thực vật, trong phân bón chứa nhiều thành phần đa, trung và vi lượng thiết yếu cho cây xanh. Để cây phát triển khỏe mạnh ta nên bón đủ phân cho cây, không thừa và cũng không thiếu. Vậy làm thế nào để bón đủ đúng cách? 

Một số loại phân bón thường dùng cho cây gồm: phân hữu cơ, phân hóa học vô cơ và phân vi sinh. Nguyên tắc bón phân hợp lý là bón đúng liều lượng, đúng thời kỳ, đúng chủng loại, đúng tỷ lệ, phù hợp với đất và từng loại cây. Giúp cho cây phát triển thuận lợi, không thừa không thiếu và tránh bón sai cây dẫn tới cây kém phát triển và nghiêm trọng hơn là chết cây.

Cách bón phân cho cây sân vườn đúng liều lượng, đúng thời kỳ

Tất cả các loại cây trong sân vườn của bạn đều cần dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, liều lượng dinh dưỡng hấp thụ của chúng cũng tùy thuộc vào từng thời điểm phát triển khác nhau mà cần bón hay không bón phân. Bón đúng liều lượng vào đúng thời điểm sẽ phát huy hiệu quả ưu điểm của phân bón giúp cho cây của bạn cũng phát triển tốt nhất.

Chọn bón đúng chủng loại phân và đúng tỷ lệ mỗi giai đoạn

Như đã nói ở phần trên, thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân bón. Mỗi loại phân đều có những ưu đặc điểm và tác dụng riêng của chúng. Vì vậy lựa chọn đúng loại là rất quan trọng.

Phân hữu cơ là loại tốt nhất, ưu việt nhất cho cây sân vườn của bạn mà chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng. Các nhà vườn trên khắp cả nước đều sử dụng các loại phân chuồng, phân xanh được ủ qua 2 lần một lần ủ hoai và một lần phơi nắng. Nó là loại phân tốt nhất cho cây trồng vì có chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho cây cảnh và an toàn nhất cho cây.

Phân bón vô cơ được bán nhiều trên thị trường có ưu điểm là tiện lợi và sạch sẽ. Nếu bạn sử dụng phân bón vô cơ để bón cho sân vườn của mình thì cần chú ý liều lượng.

Đạm(Nitơ) thì cần cho cành lá, Lân(Phốt pho) cần cho rễ và Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích bạn muốn dưỡng lá, dưỡng rễ hay cho ra hoa mà bạn nên chọn tỉ lệ các thành phần thích hợp cho cây  của mình. Điều này sẽ giúp bạn chọn được tỷ lệ phân bón phù hợp với cây cảnh của mình. Ví dụ, bạn có thể bón phân NPK 20 20 20 (tức Nitơ = 20, Phốt pho = 20, Kali = 20) sẽ giúp cho cây phát triển đều cho rễ, lá và hoa.

Đối với cây cảnh trồng ra hoa bạn cần chú ý lượng khoáng. Để cây phát triển khỏe mạnh đủ lực bạn cũng nên chú ý đến việc bổ sung bón phân lá cho cây. Đối với cây bonsai, cây chỉ có cành và lá thì bạn chỉ nên bón lượng phân vừa đủ. Không nên bón nhiều như cây có hoa bởi như vậy cây sẽ vống cành làm mất dáng.

Thời điểm phù hợp để bón phân

Mùa xuân hè cây sinh trưởng phát triển nhanh bạn có thể bón nhiều phân, 1-2 tuần bạn bón 1 lần.

Vào mùa thu cây sinh trưởng chậm hơn vì vậy nên bón ít đi, 2-3 tuần bạn bón 1 lần.

Vào mùa đông trời lạnh cây sinh trưởng rất chậm vì vậy bạn  không cần bón phân hoặc rất ít.

Trong ngày bạn nên bón phân vào buổi chiều tối là tốt nhất. Khi bón bạn cần xới tơi đất ở bề mặt quanh gốc rồi rải đều phân trộn lẫn vào đất vừa xới. Tưới nhẹ lên bề mặt đất để phân nhanh hòa tan vào đất và thấm sâu vào rễ.

Cách bón phân cho cây cảnh sân vườn của bạn tốt nhất

Có 3 phương pháp bón phân chính cho cây là: bón trên bề mặt, bón cho đất và bón phun lá.

Đối với cách bón phân trên bề mặt, bạn cần dùng tay để rải đều phân quanh gốc để các chất dinh dưỡng được phân bổ đều vào trong đất. Nếu là phân bón hữu cơ thì bạn cần lấp đất lên hoặc trộn đều với lớp đất trên bề mặt giúp đảm bảo không khí không quá nặng mùi.

Đối với cách bón phân cho đất, bạn có thể đục lỗ vào sâu trong đất rồi sau đó đổ phân vào các lỗ rồi lấp lại và tưới nước để phân nhanh hòa tan vào đất.

Đối với việc bón phun lá thì bạn nên chú ý tỉ lệ pha trộn nước và phân để dung dịch hòa tan này phun trược tiếp, tiếp xúc đều trên các tán lá giúp cây hấp thụ dinh dưỡng qua bộ lá. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tơi đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.

 

 

 Tin xem nhiều nhất        
Cách phòng trị héo rễ hại phong lan
Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp
- Giá trị dinh dưỡng và y học của Xoài!
Diệt rầy 4 đúng
Phương pháp chọn heo rừng lai giữ lại làm giống
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn
Trồng và chăm sóc cây nhãn
Những Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Phú Quý!
Nuôi lươn thương phẩm!
XK gạo: Cơ hội& thách thức
Kỹ thuật trồng mít Thái!
Dự báo tình hình sâu bệnh trên lúa Đông Xuân năm 2012 - 2013
Tạo dáng đu đủ lùn !
Để hạt lúa giống nảy mầm đều hơn?
Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch !
Giảm tổn thất cho rau sau thu hoạch!
Kỹ thuật nuôi gà siêu hiệu quả ở Nhật bản!
Cách tạo dáng đu đủ lùn
Liên kết sản xuất làm giàu!
Môi trường nước của tôm xanh!
Thời vụ và kỹ thuật trồng lạc cho năng suất cao nhất
Các loại phân đạm
Các loại phân lân
Phân vi sinh vật
Biến bèo tây thành phân bón hữu cơ
Bón phân cân đối như thế nào?
Bón phân cho rau sạch
Một số mặt hàng nông nghiệp tăng 17% về nhập khẩu
Những điều cần biết về bón lót

Công ty TNHH Thanh Xuân
Địa điểm: 110 - 112 Nguyễn Bỉnh khiêm, P. Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
MSDN: 1700549291 cấp ngày 07/09/2007 tại Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Kiên Giang 
Điện thoại:  (0297)3863091 , Fax: (0297)3860609
Email: phanbondainong@gmail.com
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Chính sách bảo mật
Hình thức thanh toán
Chính sách đổi trả
Chính sách giao nhận vận chuyển

         

Copyright by www.dainong.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn